Bước tới nội dung

Huân chương Thụy Bảo

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Huân chương Thụy Bảo
Huân chương Thụy Bảo
Trao bởi Thiên hoàng
Loạihuân chương
Ngày thành lập4 tháng 1 năm 1888 (1888-01-04)
Quốc gia Nhật Bản
NhàYamato
Cuống        
Tư cáchcá nhân
Tiêu chícó cống hiến nổi bật trong các lĩnh vực nghiên cứu, kinh tế, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, công tác xã hội, lĩnh vực quản lí chính quyền trung ương và địa phương hay cải thiện đời sống người khuyết tật
Tình trạng
đang được trao
Sáng lậpThiên hoàng Minh Trị
Quyền trao hiện tạiNaruhito
Phân hạng6 hạng
Thông tin khác
Bậc trênHuân chương Mặt trời mọc

Dải huân chương

Huân chương Thụy Bảo (瑞宝章 (Thụy Bảo chương) Zuihō-shō?, tiếng Anh: Order of the Sacred Treasure) là một huân chương của Nhật Bản được hoàng đế Thiên hoàng Minh Trị lập ra vào ngày 4 tháng 1 năm 1888. Ban đầu huân chương Thụy Bảo có 8 hạng, đến 2003 được thay đổi thành 6 hạng, loại bỏ 2 hạng thấp nhất. Huân chương này được trao cho những người có cống hiến nổi bật trong các lĩnh vực nghiên cứu, kinh tế, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe, công tác xã hội, lĩnh vực quản lí chính quyền trung ương và địa phương hay cải thiện đời sống người khuyết tật.

Ban đầu, huân chương Thụy Bảo chỉ được trao cho nam giới, đến năm 1919 mới được trao cho cả nữ. Huân chương Thụy Bảo có thể được trao cho cả dân sự lẫn quân sự. Yêu cầu để nhận được huân chương Thụy Bảo thấp hơn huân chương Mặt trời mọc. Khác với các huân chương của các nước châu Âu, huân chương Thụy Bảo có thể được trao cho cả người đã mất.

Các thứ hạng

[sửa | sửa mã nguồn]
Mẫu các thứ hạng của huân chương Thụy Bảo
1888–2003 2003–nay
Dải huân chương xuất sắc
Hạng 2 - Sao vàng và bạc
Hạng 3 - tia vàng và ruy băng cổ
Hạng 4 - Tia vàng cùng hình hoa hồng
Hạng năm - tia vàng và bạc
Hạng 6 - Tia bạc
Hạng 7 - Huy chương chữ thập (Đã bỏ từ 2003)
Hạng 8 - Huy chương 3 góc (Đã bỏ từ 2003)
Dải huy chương chung cho các thứ hạng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]